Sau 10 ngày kể từ thời điểm khởi phát triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân Covid-19 mới được coi là an toàn.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh uống thuốc Molnupiravir có thể phòng được hậu Covid-19. Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do nguy cơ do các phản ứng có hại của thuốc.
Đa số các triệu chứng hậu COVID-19 là các biểu hiện rất nhẹ như mệt mỏi, hụt hơi, tức ngực… Bệnh COVID-19 cấp càng nặng thì hậu COVID-19 càng nặng và kéo dài.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 1722/VPCP-KGVX ngày 19/3/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiêm, mua và thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước.
Văn phòng Chính phủ đã có thông báo 77/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; việc thực hiện hợp đồng mua vaccine AstraZeneca; việc cấp phép thuốc điều trị COVID-19 và việc thực hiện khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15.
Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra các mục tiêu về bao phủ vaccine; tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á...
Ở bệnh nhân sau nhiễm Covid-19 có rất nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất người bệnh. Sau khi khỏi bệnh, những người có bệnh lý nền, từng nhiễm Covid-19 nặng nên đi khám hậu Covid-19 sớm.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới các ngành, các cấp tiếp tục đề cao cảnh giác tuyệt đối không lơ là, chủ quan; chủ động có biện pháp phù hợp phòng, chống dịch bảo đảm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID- 19” từng bước “bình thường hóa” với dịch bệnh COVID-19.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký văn bản số 1265/BYT-DP về phòng chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh. Văn bản này sẽ thay thế một số văn bản trước đó về phòng chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.